Cúng rằm tháng 7 là luật lệ truyền thống của người Việt Nam. Nó không chỉ là 1 ngày rằm bình thường mà còn là ngày lễ cúng Vu Lan báo hiếu, ngày cho con cháu tỏ lòng kính trọng với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và còn là lễ cúng cô hồn. Cho nên con cháu trong nhà phải làm một mâm cơm thật thịnh soạn để thờ cúng.
Món ăn cúng rằm tháng 7
Mục lục
Những món ăn cúng rằm tháng 7
Đúng theo truyền thống cúng rằm tháng 7 sẽ có mâm cơm cúng thần linh, cúng gia tiên ở trong nhà và mâm cúng cô hồn ở bên ngoài. Cụ thể mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những món sau đây:
1. Xôi đỗ xanh
Hình 1: Món xôi đỗ xanh
Nguyên liệu:
- Đậu xanh bóc vỏ, nếp, nước cốt dừa.
Các bước thực hiện:
- Chế biến nước cốt dừa: Cho nước vào nồi nấu sôi rồi cho gói cốt dừa vào khuấy đều cho đến khi hết gói bột.
- Tiếp theo cho đường vào nước cốt nấu cho tan.
- Nếp với đậu xanh trộn đều mang vo sạch rồi cho vào nồi cơm điện.
- Cho nước cốt dừa vào nếp đậu bấm nút nấu.
- Chờ cơm điện chuyển qua chế độ hâm, bạn nấu thêm 5 phút nữa là xong món ăn. Bày ra đĩa là có ngay món để cúng rằm tháng 7.
Món xôi đậu xanh là một trong những món không thể nào thiếu trong mâm cúng rằm tháng 7.
2. Miến xào lòng gà
Hình 2: Món miến xào lòng gà
Nguyên liệu:
- Lòng gà, miến, cà rốt, giá, nấm hương, mộc nhĩ, hành.
Các bước thực hiện:
- Lòng gà rửa với nước chanh pha với muối, sau đó rửa lại với nước sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp lòng với hạt nêm và hành băm.
- Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nở rửa sạch cắt sợi. Cà rốt cũng cắt sợi, hành cắt khúc nhỏ, giá rửa sạch để ráo.
- Phi thơm hành với dầu, tiếp đó cho lòng gà vào xào chín, cho nấm hương mộc nhĩ vào xào chung, nêm vào 1 ít hạt nêm.
- Khi lòng nấm xào chín cho miến vào xào chung với lửa lớn, nêm gia vị cho vừa miệng.
- Cho cà rốt và giá vào xào chung.
- Cuối cùng thêm vào hành và tiêu rồi tắt bếp dọn ra mâm cúng rằm tháng 7.
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 phải đầy đủ cơm, canh, xào, để tỏa lòng thành kính của con cháu dành cho tổ tiên trong dịp cúng rằm tháng 7.
Chúc các bạn nấu thành công món miếng xào lòng gà!
3. Canh nấm mọc
Hình 3: Món canh nấm mọc
Nguyên liệu:
- Nấm hương, trứng cút, bông cải xanh, giò sống, xu hào, cà rốt, nước xương hầm, gừng tươi, hành lá, rau ngò.
Các bước thực hiện:
- Sơ chế nấm hương, trứng cút, bông cải, xu hào, cà rốt, gừng, hành ngò.
- Mang giò sống trộn với 1 ít hạt nêm, sau đó đem giò sống nhồi vào nấm hương để tạo thành mọc.
- Cho gừng và hành lá vào nước dùng luộc nấm hương khoảng 5 phút.
- Tiếp theo cho cà rốt vào nấu chín, sau 5 phút cho xu hào, bông cải và trứng cút vào.
- Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Múc ra thêm mộc lên trên, thêm hành ngò và tiêu vào. Và món canh mọc rất phổ biến trong mâm cúng rằm tháng 7 ở miền Bắc
4. Gà luộc
Hình 4: Món gà luộc
Nguyên liệu:
- Gà, gừng, nghệ.
Các bước thực hiện:
- Rửa gà sạch với muối để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước.
- Cắt rời phần chân gà dưới phần khuỷu chân để khi luộc không bị tụt da.
- Xát nghệ lên da gà để gà có màu hấp dẫn.
- Luộc gà với nước lạnh từ đầu đến khi chín để xương không bị đỏ, bò gừng vào nồi luộc át mùi của gà. Luộc gà với lửa to, không nên vớt gà ra ngay để gà ngâm khoảng 10 phút để gà chín đều. Kiểm tra gà đã chín chưa lấy xiên nhọn đâm vào nếu chảy ra màu đỏ thì gà chưa chín.
Món gà luộc có hầu hết trong những mâm cúng rằm tháng 7 cũng như các ngày lễ khác.
5. Tôm hấp nước dừa
Hình 5: Món tôm hấp nước dừa
Nguyên liệu:
- Tôm tươi, nước dừa trái, lá dứa.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch tôm. Lá dứa cắt khúc.
- Cho tôm vào nồi hấp chung với nước dừa, nêm vào 1 xíu muối với lá dứa. Hấp tôm khoảng 5 phút là chín. Món ăn chế biến đơn giản, đẹp mắt, món này để cúng rằm tháng 7 sẽ làm cho mâm cỗ thêm đầy đủ.
6. Bánh chưng
Hình 6: Món bánh chưng
Nguyên liệu:
- Nếp, đậu xanh bỏ vỏ, thịt heo 3 chỉ, lá dong.
Các bước thực hiện:
- Bạn phải ngâm nếp trước, ngâm qua đêm hoặc ít nhất 4 tiếng. Có thể ngâm nếp với lá dứa để có màu đẹp mắt. Đậu xanh cũng ngâm ít nhất 4 tiếng.
- Sau khi ngâm nếp xong, vớt ra để ráo. Cho muối vào trộn đều. Đậu xanh cũng vậy nhưng thêm vào 1 ít tiêu.
- Ướp thịt heo với 1 ít muối, tiêu, đường.
- Để gói bánh đẹp bạn nên chuẩn bị 1 cái khuôn. Đề lá dong lên, nếp, đậu xanh và thịt vào gói, dùng dây buộc lại và nhớ không buộc quá chặt vì nấu bánh còn nở ra. Bánh chưng là món truyền thống không thể thiếu trong cúng rằm tháng 7.
7. Rau củ luộc
Hình 7: Món rau củ luộc
Nguyên liệu:
- Hỗn hợp rau củ đủ loại, muối.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch rau củ với nước.
- Đun nước sôi, cho rau củ vào luộc, không nên luộc quá chín vì sẽ bị mất chất dinh dưỡng.
- Khi luộc bạn cho vào 1 ít muối cho rau có màu xanh đẹp mắt.
- Sau khi luộc ngâm rau với nước đá lạnh giúp rau giòn hơn.
- Vớt rau ra để ráo nước và bày ra đĩa lên mâm cúng rằm tháng 7.
8. Đĩa giò lụa mềm thơm
Hình 8: Món giò lụa
Nguyên liệu:
- Thịt heo 500g, bột bắp hoặc bột năn 30g.
Các bước thực hiện:
- Rửa thịt rồi cắt thành miếng nhỏ bỏ vào cối xay, nêm vào thịt 1 ít bột nêm, bột nở, bột bắp, đường, tiêu trắng, nước mắm xay lên.
- Bạn cho thịt vừa xay vào ngăn đông tủ lạnh 30 phút, rồi mang xay lần 2 làm như vậy giúp thịt dẻo hơn.
- Bạn trải màng bọc thực phẩm xuống mặt phẳng, sau đó cho lá chuối lên trên, để hỗn hợp thịt lên gói chặt lại.
- Cuối cùng bạn cho giò vừa gói vào nồi hấp khoảng 1 tiếng là chín.
9. Nộm Hoa chuối
Hình 9: Món nộm hoa chuối
Nguyên liệu:
- Hoa chuối, giá, cà rốt, đậu phộng rang, tỏi ớt, rau mùi.
Các bước thực hiện:
- Hoa chuối sơ chế, bào mỏng thành khoanh.
- Cà rốt rửa sạch bào sợi mỏng, giá mang rửa sạch. Rau mùi nhặt rửa sạch cắt nhỏ, tỏi ớt băm nhỏ.
- Hoa chuối cà rốt bỏ vào tô lớn, cho nước chanh, đường, muối, nước mắm đến khi vừa với vị của bạn.
- Trộn xong cho tỏi băm nhỏ vào và để trong 10 phút cho nộm ngấm gia vị. Sau đó cho đậu phộng rang giã nhuyễn lên. Món nộm cũng không thể thiếu trong mâm cúng rằm tháng 7.
10. Xôi gấc đỗ xanh
Hình 10: Món xôi gấc
Nguyên liệu:
- Nếp, gấc, rượu trắng, đậu xanh bóc vỏ.
Các bước thực hiện:
- Vo nếp ngâm ít nhất 4 tiếng.
- Gấc tách thịt bỏ vào chén, cho vào 1 ít rượu trắng rồi đeo găng tay bóp nhuyễn, dùng rây lọc lấy phần nước cốt bỏ phần thịt gấc. Đổ nếp và cốt gấc trộn chung với nhau.
- Đặt nồi xửng hấp xôi lên bếp, đổ nước ½ nồi, nước sôi cho xửng hấp lên cho nếp trộn với gấc vào xửng, đậy nắp kín và nấu trong 40 phút.
- Khi xôi chín bạn thêm đường, rượu trắng trộn đều rồi nấu thêm 5 phút.
- Đậu xanh vo sạch, cho nước vào hơn phần đậu ½ lóng tay, thêm vào 1 ít muối và nấu với lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút.
- Phần đậu xanh nấu xong cho 1 ít đường vào trộn đều.
- Bạn chuẩn bị 1 cái khuôn, quét 1 ít dầu ăn lên khuôn, cho lượng xôi vừa đủ, sau đó cho đậu xanh lên, cuối cùng là 1 lớp xôi. Đập nắp lại và ép thật chặt úp xôi ra đĩa hưởng thức. Xôi là món dễ chế biến, hạt nếp tượng trưng cho nền nông nghiệp nên món ăn có trong mâm cúng rằm tháng 7.
11. Nem rán
Hình 11: Món nem rán
Nguyên liệu:
- Thịt heo
- Hành củ, su hào, cà rốt, củ đậu
- Mộc nhĩ, nấm hương
- Miến khô, 3 quả trứng
- Hành lá, hành củ, rau ngò, giá, bánh đa nem
Các bước thực hiện:
- Chế biến miếng, nấm và mộc nhĩ.
- Su hào, cà rốt, củ đậu gọt vỏ cắt sợi nhỏ. Hành lá, hành củ, rau ngò băm nhỏ.
- Thịt heo xay nhuyễn
- Cho hết nguyên liệu sơ chế vào trộn đều. Nêm vào hạt tiêu, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm và 3 quả trứng vào.
- Cho bánh đa nem ra mặt phẳng, cho phần nhân vào cuốn chặt tay.
- Bắt chảo dầu lên bếp, dầu nóng cho nem vàng chiên vàng. Mâm cúng rằm tháng 7 sẽ đủ đầy hơn khi có món nem rán.
12. Chè trôi nước
Hình 12: Món chè trôi nước
Nguyên liệu:
- Đậu xanh tách vỏ, bột nếp, gừng tươi, đường thốt nốt, dầu ăn, mè rang.
Các bước thực hiện:
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm khoảng 2 tiếng, vớt ra cho vào nồi cơm điện nấu với nước xâm xấp.
- Cho đậu xanh vào máy xay, thêm nước, đường, muối.
- Hành tím băm nhỏ, bắt nồi lên thêm vào ít dầu ăn phi thơm hành rồi cho bột đậu xanh đảo đều cho hỗn hợp sệt lại. Múc ra tô để nguội rồi vo viên thành nhân bánh.
- Cho 550g bột nếp ra tô, nêm vào 1 ít muối, đổ nước ấm vào vừa nhào bột vừa đổ nước đến khi bột dẻo. Đập kín 3 phút cho bột nở đều.
- Sau 3 phút lấy bột ra nặn bánh. Cán bột mỏng rồi cho nhân vào gói lại.
- Đun 2.5 lít nước sôi luộc bánh, bánh chín sẽ nổi lên và vớt ra thau nước để bánh không bị dính.
- Nấu nước đường: gừng gọt sạch cắt thành sợi, cho nước vào nồi cùng với đường thốt nốt nấu sôi, khi đường tan hết cho gừng vào.
- Múc bánh ra chen, cho nước đường vào, rắt thêm 1 ít mè rang lên hưởng thức. và bánh trôi nước rất phổ biến khi cúng rằm tháng 7 ở miền tây
13. Canh măng
Hình 13: Món canh măng
Nguyên liệu:
- Xương heo, măng tương, hành lá, ngò rí.
Các bước thực hiện:
- Xương heo mua về rửa sạch chặt nhỏ. Sau đó cho xương heo vào trụng với nước sôi khoảng 3 phút.
- Măng lấy phần non, cắt nhỏ và luộc măng.
- Hành lá, hành tím băm nhỏ.
- Ướp xương heo đã luộc sơ với muối, hành tím băm, tiêu, đường, bột ngọt. Trộn đều và ướp 15 phút.
- Bắt nồi lên bếp cho 1 ít dầu ăn, dầu nóng cho thịt đã ướp vào xào săn. Cho vào 1 lít nước sôi vào nấu xương 15 phút cho mềm, tiếp theo cho măm luộc vào nấu thêm 10 phút.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nấu thêm 15 phút tắt bếp cho hành ngò vào.
Canh măng nấu xương gần gũi với mọi người, cho nên món ăn xuất hiện trong cúng rằm tháng 7 không quá xa lạ.
14. Salad cá ngừ rau mầm
Hình 14: Món salad cá ngừ
Nguyên liệu:
- 1 hộp cá ngừ, cải mầm 200g, cà chua bi, nước cốt chanh, hành khô, gia vị.
Các bước thực hiện:
- Cải mầm đem rửa sạch. Cá ngừ ướp với 1 ít gia vị đem chiên với hành khô cho thơm giòn. Cà chua bi cắt đôi.
- Làm nước sốt: Trộn 1 ít cốt chanh, mayonnaise, tương ớt vừa vị rồi trộn chung với cải và cà chua.
- Đặt rau lên đĩa và để cá lên hưởng thức. Mâm cúng rằm tháng 7 có thêm món rau cho thêm đẹp mắt.
15. Canh khổ qua cá thác lác
Hình 15: Món canh khổ qua
Nguyên liệu:
- Khổ qua, cá thác lác, hành ngò, hành tím.
Các bước thực hiện:
- Khổ qua rửa sạch, móc ruột cắt thành khoanh vừa ăn.
- Hành ngò làm sạch cắt khúc. Hành tím băm nhỏ.
- Cá thác lác mua về ướp với muối, đường, bột ngọt, tiêu xay, hành băm. Để trong 10 phút cho ngấm gia vị. Sau đó vo viên vừa ăn.
- Đun sôi 1 lít nước, cho cá thác lác vo viên vào nấu 5 phút. Tiếp theo cho khổ qua vào nấu thêm 5 phút nữa, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Tắt bếp cho vào ít hành và tiêu xay. Món canh trong mâm cúng rằm tháng 7 là không thể thiếu được.
16. Trứng chiên
Hình 16: Món trứng chiên
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng gà
- Hành tím, dầu ăn, nước mắm, đường, bột ngọt.
Các bước thực hiện:
- Hành tím băm nhỏ.
- Đập 2 quả trứng cho vào chén, cho nước mắm, tiêu xay, ít bột ngọt và đường vào đánh đều.
- Bắt chảo lên bếp cho dầu vào phi thơm hành, cho hỗn hợp trứng vào chiên vàng 2 mặt. Cúng rằm tháng 7 có món trứng chiên dễ làm phải không nào.
17. Thịt ba chỉ luộc
Hình 17: Món thịt ba chỉ luộc
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ heo, muối, giấm, rượu trắng, hành tây.
Các bước thực hiện:
- Cạo rửa sạch thịt với muối, sau đó rửa lại với nước.
- Đun nước sôi bỏ vào 1 ít muối rồi chần sơ thịt, nấu thịt 3 – 5 phút, trước khi lấy thịt ra cho vào 1 ít giấm cho thịt trắng và giòn.
- Cho thịt chần qua nước lạnh để rửa thịt.
- Cho nồi lên bếp luộc thịt, thêm vào 1 ít muối và hành củ. Luộc thịt khoảng 30 phút khi nào thịt chín là được.
- Trước khi tắt bếp cho 1 ít rượu trắng vào nấu thêm 2 phút. Cho thịt ra thau nước đá lạnh ngâm.
- Cuối cùng cắt thịt cho ra đĩa cúng rằm tháng 7.
Món thịt luộc tuy chế biến đơn giản nhưng ăn rất ngon luôn có mặt trên mâm cúng rằm tháng 7.
Bài viết đã chia sẻ qua những món ăn thường được cúng rằm tháng 7. Cách nấu từng món ăn đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng rất ngon. Bạn hãy áp dụng thử cách làm này nhé.
Nguồn tham khảo một số món ăn rằm tháng 7 tại Famicook.com